• Công ty cổ phần Quản Lý Bảo Trì Đường Thủy Nội Địa Số 4
  • Slide23
  • slide4
  • Slide 1
  • Xang dau

Kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa

Chiến lược phát triển

+ Tiếp tục giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống (Duy tu, bảo trì thường xuyên ĐTNĐ, Điều tiết khống chế ĐBGT ĐTNĐ, chống va trôi, Duy tu sửa chữa kè, khảo sát sông, sản suất lắp đặt báo hiệu....) từng bước mở rộng thêm các ngành sản xuất kinh doanh như đã đăng ký kinh doanh.

+ Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ và một số lĩnh vực mới.

+ Từng bước tiếp cận thị trường trong nước.

15.2   Mục tiêu phấn đấu

Xây dựng Công ty phát triển bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo đời sống cho người lao động, đóng góp đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà nước.

15.3   Các chỉ tiêu chính:

          + Tăng trưởng chung hàng năm ≥ 10% so với năm trước.

          + Doanh thu đạt trung bình: từ 31 tỷ - 37 tỷ đồng/năm.

+ Thu nhập bình quân của người lao động hàng năm tăng từ 3%. Riêng năm 2015 phấn đấu thu nhập 6,2 triệu đồng/người/tháng.

+ Trả cổ tức cho các cổ đông từ 6% đến 8% trở lên.

+ Đầu tư, mua sắm thiết bị đổi mới công nghệ đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh.

+ Bảo đảm 100% các công trình đạt chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.

+ Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng 100% yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ.

Trên cơ sở tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, quy mô lĩnh vực hoạt động của Công ty sau khi cổ phần và nền tảng các nguồn lực hiện có, Công ty đưa ra dự kiến các chỉ tiêu kinh tế trong ba năm tiếp theo như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15.4   Các giải pháp thực hiện:

Để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra, Công ty xác định trong giai đoạn 2015 - 2017 Tiếp tục giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống (Duy tu, bảo trì thường xuyên ĐTNĐ, Điều tiết khống chế ĐBGT ĐTNĐ, Duy tu sửa chữa kè, khảo sát sông, sản suất lắp đặt báo hiệu....) từng bước mở rộng thêm các ngành sản xuất kinh doanh như đã đăng ký kinh doanh, lấy đó làm giải pháp ổn định doanh thu, thu nhập của Công ty, đồng thời tích cực tìm kiếm thêm sản phẩm và khách hàng mới để phát triển bền vững. Các giải pháp cụ thể như sau:

15.4.1 Giải pháp về vốn:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trên các lĩnh vực hoạt động để đưa ra các giải pháp về vốn như sau:

  + Vay vốn của các Ngân hang, vay vốn của các tổ chức và cá nhân với mức lãi suất phù hợp để phục vụ sản xuất kinh doanh;

  + Phấn đấu hoàn thành các công trình theo đúng kế hoạch, tiến độ để thu hồi vốn;

       + Chỉ hợp động với các khách hàng xác định được nguồn vốn rõ ràng;

       + Tích cực thu hồi nợ đọng để quay nhanh vòng vốn;

       + Sử dụng nguồn vốn hợp lý, kể cả vốn vay Ngân hàng;

  + Đầu tư vốn có trọng điểm, dùng các biện pháp nghiệp vụ để tăng nhanh vòng quay của vốn.

15.4.2 Giải pháp về nguyên vật liệu:

+ Xây dựng và quản lý hạn mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu để cấp đủ, cấp đúng chủng loại vật tư cho từng công trình; Lập kế hoạch cụ thể về số lượng, chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại nguyên vật liệu cho từng công trình, sản phẩm để chủ động về nguồn cung ứng, tránh thụ động làm ách tắc sản xuất;

+ Lựa chọn nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt;

+ Đảm bảo giá cả hợp lý;

+ Lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất nhưng không làm ứ đọng vốn.

15.4.3 Giải pháp về nâng cao năng lực về thiết bị, công nghệ:

+ Tập trung sửa chữa, khắc phục những thiết bị hiện có, rà soát lại thiết bị không sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả để thanh lý thu hồi;

+ Đầu tư đồng bộ thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường;

+ Xây dựng phương án quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, phát huy được tối đa tất cả các nguồn lực hiện có;

+ Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ đổi mới sản phẩm, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, thay thế dần các thiết bị, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận nhanh công nghệ và kỹ thuật xây dựng tiến tiến, tăng cường hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững.

15.4.4 Giải pháp về tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh:

+ Xây dựng và ban hành hệ thống quy chế, quy định và tổ chức thực hiện quy chế, quy định có hiệu quả;

+ Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ năng lực, chuyên môn hóa cao nhằm phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của các bộ phận, cá nhân;

+ Thực hiện quyết liệt công tác khoán và quyết toán khoán, trên cơ sở gắn trách nhiệm của cán bộ phụ trách, giữa tiền thu nhập của người lao động và giá trị sản lượng làm ra;

+ Xây dựng và hoàn thiện dần, quy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO từ Công ty đến các đơn vị sản xuất;

+ Hàng năm Công ty có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề cho CBCNV, quy hoạch cán bộ lâu dài, đội ngũ kế cận và tiếp nhận, tuyển dụng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, Công nhân chuyên ngành;

+ Phát động phong trào thi đua thường xuyên, hàng quý, hàng tháng, các giai đoạn cần thiết, thi đua hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng.

15.4.5 Giải pháp về nâng cao năng lực công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa, điều tiết đảm bảo giao thông, chống va trôi, duy tu kè chỉnh trị, khảo sát sông, đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng các báo hiệu đường thuỷ nội địa… cho Công ty:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trên các lĩnh vực hoạt động, cơ sở vật chất hiện có để đưa ra các giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trưởng như sau:

+ Nghiên cứu, ban hành các quy trình trong sản xuất, quản lý; đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức sát hạch tay nghề hàng năm cho CBCNV;

+ Tăng cường công tác quản lý chất lượng các sản phẩm, kiểm tra giám sát, quán triệt các yêu cầu cụ thể tới từng khâu sản xuất, từng hạng mục thi công.

+ Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm tạo tính chủ động trong sản xuất; tập trung các nguồn lực cho công tác sản xuất đảm bảo tiến độ, chất lượng,, thẩm mỹ nhằm từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường; đưa ra các giải pháp quản lý hợp lý kịp thời nhằm đảm bảo giá thành cạnh tranh từng bước mở rộng phát triển thị trường.

15.4.6 Giải pháp về lao động, tiền lương:

Về chính sách lao động:

+ Rà soát nguồn nhân lực hiện có, sắp xếp hợp lý, có kế hoạch bổ sung nguồn lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong Công ty;

+ Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể;

+ Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý bằng các biện pháp cụ thể: Gửi đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước;

+ Tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật bằng các hình thức như: Đào tạo tại chỗ và gửi đi học các trường đào tạo nghề;

+ Xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ gắn liền với các chức danh để tuyển dụng và bố trí cán bộ;

+ Đưa ra các chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút những cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn cao, công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề;

+ Rà soát nguồn nhân lực hiện có, sắp xếp lao động hợp lý, có kế hoạch tuyển dụng lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.

Về chính sách tiền lương:

+ Xây dựng đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao động hợp lý;

+ Đối với lao động trực tiếp: Khoán tiền lương theo từng đơn vị sản phẩm, hạng mục công việc đến từng tổ đội sản xuất và người lao động;

+ Đối với lao động gián tiếp: Trả lương phù hợp với năng suất làm việc cụ thể của từng người; Khoán mức lương cụ thể cho từng phòng ban theo nhiệm vụ được giao;

+ Có chế độ khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty;

+ Thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động: Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ tiền lương, tiền phép.

15.4.7 Giải pháp về tìm kiếm việc làm:

Công tác tìm kiếm việc làm được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phát triển sản xuất, các giải pháp cụ thể như sau:

+ Tập trung tìm kiếm các công trình có nguồn vốn đầu tư rõ ràng.

+ Nâng cao năng lực cán bộ đấu thầu, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo trong công tác đấu thầu.

+ Tiếp tục củng cố và giữ vững các thị trường, địa bàn đã có và mở rộng các địa bàn trong cả nước.

+ Tăng cường hợp tác bằng các hình thức liên doanh, liên kết với các Công ty bạn, xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác, tránh rủi ro trong tìm kiếm việc làm.

15.4.8 Giải pháp về công tác chính trị, tư tưởng, đoàn thể:

- Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành.

- Đảng bộ Công ty thường xuyên phối hợp với Hội đồng Quản Trị, Giám đốc điều hành đưa ra các đường lối, chủ trương, các biện pháp, giải pháp cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

- Giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ Đảng viên, người lao động thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị, đoàn thể phát triển vững mạnh.

- Tăng cường giáo dục đội ngũ cán bộ CNV phát huy truyền thống phát triển và trưởng thành của Công ty để đưa Công ty ngày càng phát triển một cách vững chắc.

- Các Đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên thường xuyên phối hợp với Hội đồng Quản Trị, Ban Giám đốc điều hành để đưa ra các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội Công ty đã đề ra; Động viên tinh thần người lao động thuộc tổ chức mình để họ yên tâm, phấn khởi thi đua lao động phát triển sản xuất;

- Phát động các phong trào thi đua trên các công trường nhằm động viên các bộ phận, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ; Khen thưởng kịp thời về vật chất và tinh thần cho các đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Đưa ra các giải pháp thực hiện tốt quy chế dân chủ trong Công ty cổ phần.

- Quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ ...

15.4.9 Giải pháp về phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí:

+ Thực hành tiết kiệm và chống tham nhũng, lãng phí là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế xã hội Công ty đã đề ra:

+ Tuyên truyền, giáo dục và tổ chức học tập quán triệt Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho cán bộ, công nhân viên và người lao động trong Công ty.

+ Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quá trình sản xuất, tiêu dùng;

+ Có chế độ khen thưởng xứng đáng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí;

+ Đề ra các biện pháp chống tham nhũng, lãng phí như: Thực hiện kê khai tài sản đối với cán bộ Đảng viên theo đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; Giám sát việc kê khai tài sản của các đối tượng kê khai; Đưa ra các quy chế quản lý tài chính, vật tư thiết bị, thanh toán tiền lương vv... và giám sát việc thực hiện các quy chế.

+ Thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh bộ định mức giao khoán các đơn vị nội bộ.

 

Đang xử lý...